Bạn muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh
doanh nhưng vẫn đang lung túng về thủ tục? Bạn không biết ngành nghề minh kinh
doanh có đúng quy định pháp luật không? Vậy hãy đọc hết bài viết này, chúng tôi
sẽ giúp bạn tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn về thủ tục bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh
Để tạo tính logic cho bài viết, chúng tôi chia bài viết thành các
phần chính sau:
-
Những
lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
-
Điều
kiện về ngành nghề kinh doanh
-
Thủ
tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
Kể từ tháng 08/2018, Quyết định số
27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam chính thức có hiệu lực.
Theo đó, hàng loạt các ngành nghề kinh doanh có sự thay đổi. Mọi thủ tục liên
quan đến ngành nghề kinh doanh đều phải tuân theo quy định của Quyết định mới
và luật chuyên ngành hiện hành. Do có sự thay đổi về hệ thống ngành nghề, nên
những doanh nghiệp đã đăng ký ngành nghề theo hệ thống ngành nghề trước đó buộc
phải thực
hiện thủ tục cập nhật ngành nghề theo Quyết định mới để phù hợp với quy
định của pháp luật , khi thực hiện thủ tục thay đổi bất kỳ một nội dung đăng ký
kinh doanh nào.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp khi thành
lập chưa đăng ký số điện thoại, khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh
doanh (hoặc các thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác) phải kèm
theo việc bổ sung thông tin về số điện thoại của công ty mình.
![]() |
Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh |
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Khi
thực hiện thủ tục về bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần tuân thủ một số điều
kiện sau:
-
Ngành nghề bổ sung phải nằm
trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt theo Quyết định mới và luật chuyên
ngành hiện hành (với ngành nghề kinh doanh có điều kiện)
-
Ngành nghề bổ sung không được
trùng với ngành nghề đã có của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký
mã ngành này nhưng muốn bổ sung thêm chi tiết thì chỉ bổ sung thông tin chi tiết
của mã ngành vào mục tương ứng.
-
Với những ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định
pháp luật của từng ngành thì mới được phép đăng ký. Ví dụ:
Khi bạn muốn thêm hoạt động kinh doanh bất động sản vào ngành nghề của mình thì
vốn điều lệ của bạn phải đăng ký là ít nhất 20 tỷ.
![]() |
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh |
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
1. Công ty TNHH một thành viên
Hồ sơ gồm:
-
Thông báo thay dổi nội dung
đăng ký kinh doanh
-
Quyết định của chủ sở hữu
-
Văn bản ủy quyền cho người
thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự
mình thực hiện thủ tục
-
Bản sao chứng thực trong
vòng 06 tháng một tỏng những giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/hộ chiếu,…)
của người thực hiện thủ tục
2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Hồ sơ gồm:
-
Thông báo thay dổi nội dung
đăng ký kinh doanh
-
Biên bản họp của hội đồng
thành viên
-
Quyết định của hội đồng
thành viên
-
Văn bản ủy quyền cho người
thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự
mình thực hiện thủ tục
-
Bản sao chứng thực trong
vòng 06 tháng một tỏng những giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/hộ chiếu,…)
của người thực hiện thủ tục
3.
Công ty cổ phần
Hồ sơ gồm:
-
Thông báo thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh
-
Biên bản họp đại
hội đồng cổ đông
-
Quyết định đại hội
đồng cổ đông
-
Văn bản ủy quyền
nếu người đại diện theo pháp luật không tự mình thực hiện thủ tục
-
Bản sao chứng thực
trong vòng 06 tháng một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân ( CMND/CCCD/hộ
chiếu,…) của người được ủy quyền thực hiện
thủ tục
4.
Công ty hợp danh
Hồ sơ gồm:
-
Thông báo thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh
-
Biên bản họp của
các thành viên hợp danh
-
Quyết định của
các thành viên hợp danh
-
Văn bản ủy quyền
nếu người đại diện theo pháp luật không tự mình thực hiện thủ tục
-
Bản sao chứng thực
trong vòng 06 tháng một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân ( CMND/CCCD/hộ
chiếu,…) của người được ủy quyền thực hiện
thủ tục
5.
Doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ gồm:
-
Thông báo thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh
-
Tờ khai người nộp
hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
-
Để nộp được hồ
sơ, cần truy cập vào trang Cổng thông
tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tạo tài khoản và thực hiện thao tác nộp hồ
sơ. Trong vòng khoảng 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ đưa ra kết
quả cho bạn, nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ, bạn sẽ phải sửa lại những lỗi sai
trong hồ sơ theo gợi ý của chuyên viên. Nếu hồ sơ của bạn đã hợp lệ thì thực hiện
tiếp bước 3.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh và nhận kết quả.
-
Sau khi nộp hồ
sơ lên sở kế hoạch và đầu tư khoảng 01 ngày, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Trên
đây là những tư vấn của OBS Việt Nam về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện thủ tục nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc
nào hãy liên hệ đến chúng tôi- OBS Việt Nam luôn sẵn sàng tư vấn và tháo gỡ mọi
vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết hữu ích khác của chúng tôi để có thể hiểu thêm về các công việc phải làm khi thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty mình nhé!
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Dịch vụ thành lập công ty TNHH một thành viên miễn phí
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Tư vấn và Phát triển OBS Việt Nam
Phòng 202, tầng 2 tòa nhà Time Office, số 26 ngõ 82 Nguyễn Phúc Lai, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội (ngõ 34 Hoàng Cầu đi thẳng)
Mobile: 038.8484.165 hoặc 0934.7272.93 hoặc 083.7313.283
Email: obsvietnam.group@gmail.com
Email: obsvietnam.group@gmail.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới. Chúng tôi sẽ trả lời lại bạn trong 15 phút