Thành lập công ty giá rẻ

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY


Để nắm được thủ tục thành lập công ty bao gồm những gì, tư vấn luật OBS sẽ khái quát nội dung này giúp bạn có cái nhìn tổng thể để có thể thực hiện thủ tục thành lập công ty của mình thành công nhé!
thu-tuc-thanh-lap-cong-ty

Thủ tục thành lập công ty


Vâng, bạn đang có ý tưởng kinh doanh? Bạn có nguồn vốn và nhân lực? Bạn muốn cơ sở kinh doanh của mình sau này có thể mở rộng quy mô và phát triển hơn?  Vậy hãy bắt đầu từ việc đăng ký kinh doanh, việc này sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn được hợp pháp và bạn có thể an tâm kinh doanh trong lĩnh vực mà mình mong muốn. Nhiều người chọn cho mình loại hình hộ kinh doanh để tránh sự phức tạp về các khoản thuế. Tuy nhiên, với loại hình này, bạn sẽ  bị giới hạn về quy mô. Bởi hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm cố định, số người lao động không được vượt quá 10 người. Bạn sẽ không thể mở thêm những chi nhánh hay địa điểm kinh doanh để phát triển lĩnh vực kinh doanh của mình.  Vậy giải pháp là gì? Bạn hãy thành lập công ty. Hiện nay, thủ tục thành lập công ty rất đơn giản, các cơ quan nhà nước đều hết sức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kinh doanh để phát triển kinh tế.
Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này, vậy hãy để OBS Việt Nam tư vấn và hỗ trợ bạn trong việc thành lập công ty. Để thành lập một công ty, bạn cần trải qua các giai đoạn sau:
trinh-tu-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty

Trình tự thủ tục thành lập công ty


Giai đoạn 1: Chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp

Ø Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp:

Có 4 loại hình doanh nghiệp sau:
·        Doanh nghiệp tư nhân
·        Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH),gồm: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên
·        Công ty cổ phần
·        Công ty hợp danh
Mỗi loại hình sẽ có đặc điểm và yêu cầu riêng, cụ thể:
-         Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân/ tổ chức làm chủ sở hữu công ty.
-         Công ty TNHH hai thành viên trở lên có có từ 2 thành viên trở lên và có tối đa là 50 thành viên.
-         Công ty cổ phần có từ 03 thành viên trở lên và không giới hạn thành viên.
-         Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn
-         Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện nay, loại hình Công ty TNHH và Công ty Cổ phần đang được đăng ký phổ biến nhất. Tùy thuộc vào số người góp vốn và nhu cầu kinh doanh của bạn để lựa chọn cho mình loại hình phù hợp nhất
thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh

Thủ tục thành lập công ty TNHH


Ø Bước 2: Đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng, nó đại diện cho doanh nghiệp tham gia vào các giao dịch kinh tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ trong việc đặt tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp cần phải dễ nhớ, gây ấn tượng với khách hàng, đối tác và phải phù hợp với quy định của pháp luật. Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khácphải đảm bảo được các yếu tố sau: “Loại hình doanh nghiệp + tên riêng của Doanh nghiệp”.

Ø Bước 3: Xác định trụ sở công ty:

Trụ sở công ty phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Lưu ý, Trụ sở công ty không được đặt ở Chung cư, nhà tập thể trừ trường hợp tòa nhà chung cư hoặc khu tập thể được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh sản xuất.

Bước 4: Xác định vốn điều lệ của công ty:

Vốn điều lệ thể hiện phần nào năng lực của doanh nghiệp. Vì vậy, dựa vào quy mô, và các hợp đồng kinh tế bạn dự định ký kết để xác định mức vốn điều lệ cho phù hợp.

Ø Bước 5: Xác định ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg. Bạn cần cẩn trọng với một số ngành nghề có điều kiện và yêu cầu có vốn pháp định (mức vốn tối thiểu phải có để được kinh doanh ngành nghề này). Một số ngành nghề có điều kiện sẽ được tuân thủ theo các quy định của luật chuyên ngành.

Ø Bước 6: Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty:

Doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật thường trú tại Việt Nam. Người đại diện theo pháp luật phải có chức danh, ví dụ như: giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị,…
thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-co-phan

Thủ tục thành lập công ty cổ phần


Giai đoạn 2: Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Để thực hiện được thủ tục này, bạn cần chuẩn bị những văn bản sau:
·        Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
·        Điều lệ công ty
·        Bản sao chứng thực cá nhân trong vòng 06 tháng của các thành viên/cổ đông sáng lập công ty (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…)
·        Danh sách thành viên/cổ đông.
·        Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục , nếu người đại diện theo pháp luật của công ty không tự mình thực hiện thủ tục này.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

Để nộp được hồ sơ, cần truy cập vào trang  Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tạo tài khoản và thực hiện thao tác nộp hồ sơ. Trong vòng khoảng 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ đưa ra kết quả cho bạn, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ thì thực hiện tiếp bước 3.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh và nhận kết quả:

Sau khi nộp hồ sơ lên sở kế hoạch và đầu tư khoảng 01 ngày, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giai đoạn 3: Khắc dấu và làm thông báo mẫu dấu doanh nghiệp

Con dấu là đại diện pháp lý cho doanh nghiệp. Vì vậy, ngay khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải thực hiện thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dấu doanh nghiệp để đảm bảo con dấu của doanh nghiệp có giá trị pháp lý.

Bước 1: Khắc dấu

Trên mặt dấu phải có đầy đủ thông tin doanh nghiệp gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ (không bắt buộc)

Bước 2: Thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu lên sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

Hồ sơ gồm:
-         Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
-         Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự mình thực hiện thủ tục
-         Bản sao chứng thực trong vòng 06 tháng một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của OBS Việt Nam về việc thực hiện thủ tục thành lập mới doanh nghiệp. Nếu bạn không có thời gian để tự mình thực hiện, hãy để OBS hỗ trợ bạn. OBS luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết hữu ích khác của chúng tôi để có thể hiểu thêm về các công việc phải làm khi thành lập công ty của mình nhé!
Công Ty TNHH Tư vấn và Phát triển OBS Việt Nam
Phòng 202, tầng 2 tòa nhà Time Office, số 26 ngõ 82 Nguyễn Phúc Lai, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội (ngõ 34 Hoàng Cầu đi thẳng)
Mobile: 038.8484.165 hoặc 0934.7272.93 hoặc 083.7313.283
Email: obsvietnam.group@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới. Chúng tôi sẽ trả lời lại bạn trong 15 phút

 

Địa chỉ

Phòng 202, tầng 2 tòa nhà Time Office

Số 26 ngõ 82 Nguyễn Phúc Lai, Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ

Email:obsvietnam.group@gmail.com

Hotline: 094.212.6566

Đội ngũ của chúng tôi

Chat Zalo
Chat Facebook
094.212.6566